Bia tươi (hay còn gọi là draft beer) thường được người tiêu dùng biết đến qua các dây chuyền nấu bia trực tiếp có công suất nhỏ tại các nhà hàng. Vậy quy trình sản xuất bia tươi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bia tươi là gì và tại sao gọi là bia tươi?
Bia tươi là loại bia được phục vụ trực tiếp từ các thùng hoặc keg giữ lạnh bằng vòi, không có chất bảo quản. Đây cũng là một trong những khác biệt rõ rệt với các loại bia đóng chai công nghiệp khác.
Vì sao gọi là bia tươi?
Quy trình sản xuất bia tươi về cơ bản cũng gần tương tự các loại bia khác. Bia tươi yêu cầu các thành phần cơ bản như lúa mạch, nước, hoa bia và men bia. quá trình ủ bia sẽ kéo dài hơn, vào khoảng 14 – 20 ngày với yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, ánh sáng và quy trình bảo quản.
Điểm đặc biệt lớn nhất của của bia tươi so với các loại bia khác là men bia. Men bia sẽ được “giữ sống” từ quá trình ủ bia. Con men bia không chỉ giúp tạo ra hương vị đặc biệt mà nó còn có công dụng tích cực cho sức khỏe như cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Bia tươi thường có vị đắng nhẹ từ con men bia. Kèm với đó là hương thơm, vị phong phú từ các thành phần nguyên liệu khác.
Bia tươi được ưa chuộng, vì sao?
Với mức giá cao hơn hẳn so với các loại bia công nghiệp và bia hơi nhưng bia tươi vẫn được nhiều người yêu thích, lựa chọn. Sở dĩ vậy vì loại bia này thường được đánh giá cao về hương vị, chất lượng cũng như các lợi ích về sức khoẻ.
Bia tươi không phải trải qua quy trình đóng gói công nghiệp và đặc biệt không có chất bảo quản nên bia tươi giữ được vị nguyên bản, đặc trưng.
Ngoài ra, bia tươi còn mang đến cho người dùng trải nghiệm khác biệt hoàn toàn so với các loại bia hơi, bia công nghiệp khác nhờ các hương vị mà nhà sản xuất tạo ra. Ví dụ như vị mật ong, các vị khói, vị thanh long đỏ, chanh, sả…
Quy trình sản xuất bia tươi
Cùng tìm hiểu quy trình sản xuất bia tươi để hiểu vì sao bia tươi trở thành thức uống được nhiều người ưa chuộng nhé:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm bia tươi
Để làm bia tươi, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Mạch nha hay còn gọi là lúa mạch: Tuỳ thuộc vào nhiệt độ sấy hoặc quá trình sấy mà lúa mạch làm bia tươi sẽ có hương vị, màu sắc khác nhau.
- Hoa bia: Hiện tại có hơn 120 loại hoa bia khác nhau. Việc lựa chọn loại hoa bia cũng ảnh hưởng nhiều đến hương vị và chất lượng của bia tươi.
- Men bia: Men bia là một loại nấm đơn bào, có vị đắng dùng để lên men đường thành cồn và Co2
- Nước và một số hương liệu, phụ gia khác
Cần lưu ý, chất lượng các nguyên liệu nói trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Vì vậy cần lựa chọn các loại nguyên liệu cho chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng.
Bước 2: Trộn nguyên liệu, nghiền nhỏ
Đây là quá trình trộn lẫn ngũ cốc, các loại mạch nha, sau đó đun sôi cùng nước. Trong quá trình đun sôi, các enzymes của lúa mạch sẽ phá vỡ tinh bột trong ngũ cốc để chuyển hoá thành đường, chủ yếu là maltose. Sau khi bột đã được đường hóa xong, dung dịch được nghiền và lọc để loại bỏ chất rắn.
Bước 3: Ủ men bia
Quá trình lên men diễn ra ngay sau khi hỗn hợp nói trên được làm nguội. Sau đó các nghệ nhân nấu bia sẽ thêm men bia vào hỗn hợp. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sản xuất bia tươi. Các con men bia sẽ giúp chuyển hóa đường trong hỗn hợp thành cồn và CO2, đồng thời quá trình này cũng giúp tạo ra các hợp chất khác tạo thành hương vị bia tươi đặc trưng.
Quá trình lên men bia này này thường kéo dài từ 7 đến 21 ngày tùy thuộc vào loại bia, công thức của nhà sản xuất.
Bước 4: Lọc và ổn định và thêm hương vị
Sau khi hoàn tất quá trình lên men, các nghệ nhân nấu bia sẽ lọc thật kỹ thêm một lần nữa để loại bỏ tạp chất trong hỗn hợp. Việc này giúp chất bia trong hơn, nguyên bản hơn và giữ được sự tinh tế của hương vị.
Nếu cần cho thêm hương vị thì đây cũng là bước mà các nhà sản xuất sẽ thêm các vị bia vào nhằm tạo sự phong phú cho người tiêu dùng lựa chọn. Đây cũng là bước quan trọng để đảm bảo rằng bia tươi có màu sắc, hương vị hấp dẫn.
Bước 5: Bảo quản lạnh
Sau khi ra thành phẩm bia tươi, các nhà sản xuất sẽ chiết bia vào các thùng, keg để bảo quản. Bia tươi được bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C để giữ độ tươi ngon và ngăn ngừa biến chất. Do không có chất bảo quản nên bia tươi phải để ở nhiệt độ tiêu chuẩn và phải tiêu thụ trong thời gian ngắn để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
00
Đâu là sự khác biệt rõ rệt giữa quy trình sản xuất bia tươi và các loại bia khác?
Về cơ bản, quy trình sản xuất bia tươi và các loại bia công nghiệp khác khá giống nhau, đều trải qua các bước từ lựa chọn nguyên liệu, nấu, trộn, ủ men và đóng gói. Tuy vậy, cách làm bia tươi sẽ có những điểm khác biệt rõ rệt so với các loại bia khác.
Khác biệt ở nguyên liệu
Các loại bia đóng chai khác, ngoài những nguyên liệu như lúa mạch, hoa bia, men, nước… sẽ có thêm thành phần chất bảo quản. Ngược lại, bia tươi không có thành phần chất bảo quản và men của bia tươi là men còn sống. Điều đó giúp bia giữ được hương vị tự nhiên và cải thiện được sức khoẻ tiêu hoá.
Khác biệt ở khâu bảo quản
Vì không có chất bảo quản nên việc bảo quản bia tươi cũng khác biệt hoàn toàn so với các loại bia khác. Các loại bia chai/lon công nghiệp thường được thanh trùng và sử dụng chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng.
Ngược lại, bia tươi không qua thanh trùng (giữ nguyên men bia sống) và không có chất bảo quản nên luôn phải giữ lạnh và tiêu thụ nhanh chóng (chỉ trong 3 ngày đến 1 tuần).
Bia tươi mang đến những lợi ích gì?
Hương vị tươi ngon, nhiều vị, phù hợp với nhiều món ăn.
Tuỳ vào khẩu vị mỗi người mà các loại bia sẽ được đánh giá ngon hay không. Tuy nhiên, nhìn chung, so với bia hơi và các loại bia khác, bia tươi được nhiều người đánh giá có hương vị đậm đà, tươi ngon hơn do men bia chưa bị thanh trùng. Đồng thời để tạo sự khác biệt cho bia tươi, nhiều nhà sản xuất còn cho thêm các hương vị tự nhiên như chanh sả, thanh long, trái cây, vị khói…
Chính vì vậy đến với bia tươi, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về hương vị hơn so với các loại bia khác.
Mang lại nhiều giá trị về sức khoẻ hơn
Bia tươi không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng hơn các loại bia công nghiệp khác vì không chứa chất bảo quản hoặc phụ gia ổn định. Các thành phần tự nhiên trong bia đều được giữ nguyên vẹn, giúp cơ thể điều tiết thêm nhiều enzym tiêu hoá, tốt cho tiêu hoá, mang lại cảm giác ăn ngon miệng hơn, tốt cho tim mạch, cho tinh thần hơn nếu sử dụng một cách điều độ, phù hợp với cơ địa của bản thân.
Tóm lại, quy trình sản xuất bia tươi đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ càng của nhà sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu bảo quản và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Với chất lượng sản phẩm vượt trội cùng những lợi ích mà bia tươi mang lại, thức uống này xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho những bữa tiệc, trong những ngày lễ tết, sum họp.