Nhiều người vẫn lầm tưởng bia là một dạng “nước giải khát” nên khi thấy “háo”, thường kháo nhau đi uống bia. Tuy nhiên đấy là một trong những sai lầm có thể khiến sức khoẻ của bạn bị ảnh hưởng.
Bia là gì và nước giải khát là gì?
Bia là đồ uống có cồn và được sản xuất từ quá trình lên men hỗn hợp của các loại nguyên liệu như mạch nha (malt), đại mạch, men bia, hoa bia (hoa houblon), nước cùng nhiều loại hương vị khác.
Bia thường có màu vàng nhạt, vàng óng hoặc nâu đen. Khi rót ra cốc, bia thường có bọt trắng hoặc kem nổi phía trên tạo cảm giác sảng khoái cho người uống.
Bia có vị thơm, đắng nhẹ, uống mát và nếu bia có cồn thì bia cũng là một trong những loại thực phẩm bị hạn chế sử dụng nếu như người uống phải tham gia giao thông.
Ngược lại, nước giải khát là loại nước pha sẵn để uống với mục đích giải khát. Các loại nước giải khát có thể chứa đường và các phụ gia thực phẩm, hương liệu để tạo cảm giác ngon miệng cho người uống. Nước giải khát cũng có thể bổ sung các thành phần có lợi cho sức khoẻ như vitamin và khoáng chất giúp người uống bù điện giải, tăng năng lượng khi hoạt động.
Chính vì vậy nước giải khát bao gồm các loại nước giải khát có ga, nước tăng lực, nước điện giải, nước ngọt…
Bia có phải nước giải khát không?
Mặc dù bia có công dụng giải khát tạm thời nhưng theo những tiêu chuẩn của nước giải khát đã nói ở trên, bia không phải là nước giải khát.
Theo nhiều chuyên gia y tế, trong thành phần của bia có 80 – 90% là nước, các thành phần còn lại là lúa mạch đã mạch nha hóa, men bia và hoa bia. Đặc biệt, trong bia còn có cồn nên bia sẽ khén nhịp tim của người uống tăng, tần suất hô hấp cũng tăng. Khi uống bia, người uống cũng sẽ phải bài tiết, đi tiểu nhiều. Vì vâỵ có thể đánh giá bia có thể giải khát chứ không phải nước giải khát và không có công dụng giải nhiệt cơ thể. Thậm chí nếu uống không đúng cách, bia sẽ khiến cơ thể người uống bị mất nước, mất chất điện giải
Theo Tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành với điều kiện sức khoẻ bình thường không nên nạp quá 40g cồn vào người mỗi ngày. Tốt nhất là nên hạn chế dưới 20g cồn.
Chiếu theo khuyến cáo trên với loại bia có nồng độ cồn khoảng 5% thì một người chỉ nên uống khoảng 400ml bia mỗi ngày.
Ngoài ra khi uống bia, bạn nên lưu ý:
- Ăn nhẹ trước khi uống. Các món ăn phù hợp như bánh mì, bánh ngọt, các loại trái cây.
- Không sử dụng bia cùng các loại đồ uống có cồn hoặc có ga. Việc sử dụng cùng lúc bia và các loại nước có ga, có cồn khác như rượu, nước ngọt sẽ khiến đầy bụng, gan và thận bị quá tải, dễ dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khoẻ.
- Sau khi uống bia, nên dùng thêm các loại nước trái cây như nước chanh pha, nước dừa hoặc nước mía để giải bia.
- Đặc biệt, tuyệt đối không lái xe khi đã uống bia. Với các loại bia 0 độ cồn, cần nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút sau khi uống.
- Lựa chọn những loại bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguyên liệu, thành phần ổn định, uy tín.
Top 3 sai lầm thường gặp khi uống bia
Nhiều người lầm tưởng bia là nước giải khát nên khi uống bia cũng không tránh khỏi những sai lầm như:
Uống quá nhiều, uống khi nào đã khát thì thôi
Như đã nói ở trên, bia chỉ có công dụng giải khát tạm thời. Tức là người dùng chỉ có cảm giác “đã khát giả”. Thực tế, nếu uống nhiều bia sẽ khiến cơ thể mất nước (do cơ thể phải bài tiết, đi tiểu nhiều lần).
Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ, người uống chỉ nên uống ở mức vừa phải, điều độ, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Nếu muốn uống giải khát, hãy tìm đến các loại nước như nước lọc, nước điện giải, các loại nước thể thao, nước trái cây.
Uống bia khi bụng đói
Bia có thể mang đến cảm giác no ảo. Người uống khi uống bia sẽ cảm thấy bụng đã no nên không ăn kèm các loại đồ ăn khác. Thực trạng là nhiều người sau khi uống bia, về ngủ luôn mà không ăn thêm nên khi ngủ dậy thường có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ. Nếu tình trạng trên lặp đi lặp lại nhiều có thể khiến người uống bị đau dạ dày.
Vì vậy trước, trong hoặc sau khi uống bia, người uống nên ăn kèm các món ăn phù hợp như các món nhậu, cháo, bánh mì, trái cây để đảm bảo sức khoẻ.
Uống bia kèm các loại đồ uống khác nhau
Nhiều người vẫn lầm tưởng việc kết hợp, pha bia với các loại nước khác như nước có gas có thể làm giảm say. Tuy nhiên sự thật không phải vậy.
Thực tế, lượng gas có trong các loại đồ uống giải khát khi kết hợp với cồn có trong bia sẽ làm lượng cồn toả đi khắp cơ thể, tăng khả năng hấp thụ cồn vào trong máu, sản sinh lượng CO2 gây nguy hại cho cơ thể.
Bạn chỉ nên uống nước trái cây như nước chanh, nước dừa sau khi uống bia để giải bia, tuyệt đối không nên pha trộn nhiều loại đồ uống với nhau.
Tóm lại, bia không phải nước giải khát và không có công dụng giải khát thực sự.