Bia thủ công đã tạo nên một cơn sốt mới cũng như thay đổi văn hoá thưởng thức bia tại Việt Nam. Vậy bia thủ công là gì, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Bia thủ công là gì?
Bia thủ công là gì? Bia thủ công là thức uống mà chỉ dùng 4 nguyên liệu chính là hoa bia, mạch nha, men và nước để nấu thành phẩm, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản. Bia thủ công phải được sản xuất bởi các nhà máy bia nhỏ hoặc các cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ – sản lượng không được quá 15.000 thùng mỗi năm. Vì vậy bia thủ công thường được nhắc đến như một thức uống có chất lượng cao.
Bia thủ công thường được phục vụ ngay tại chỗ do đặc thù của sản phẩm – điều kiện bảo quản khá khắt khe: Bảo quản lạnh từ 1 – 4 độ C, bảo quản kín và khi đã tiếp xúc với không khí thì nên dùng ngay.
So với bia hơi, bia thủ công thường có độ cồn cao hơn, có nhiều hương vị phong phú cho khách hàng lựa chọn như vị trái cây, vị khói, vị mật ong, caramel…
Giải mã cơn sốt bia thủ công tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Craft beer bắt đầu trở thành xu hướng thưởng thức mới từ năm 2015 – 2016. Từ xu hướng, bia thủ công đã dần trở thành một phong cách thưởng thức, phong cách sống mới lạ cho những người yêu thích bia.
Những người sành uống tìm đến bia thủ công tìm đến bia thủ công không để giải khát mà để chứng tỏ gu ẩm thực, gu thưởng thức. Bởi hương vị của bia thủ công không đơn giản như bia hơi mà nó có hương vị phức hợp, yêu cầu người uống phải có sự cảm nhận tinh tế.
Bởi vậy, những người yêu thích bia thủ công thường là những người có thu nhập tầm trung và cao. Giá thành một ly bia thủ công ngoài thị trường thường cao gấp 3 – 5 lần so với 1 ly bia hơi thông thường.
Những món đồ ăn kèm với bia thủ công cũng phải là những món đồ “hợp gu” với hương vị bia đó. Ví dụ bia hương chanh sả nhẹ nhàng thì phải ăn cùng những món đồ như bánh mì, bánh ngọt, trái cây. Vị bia nồng nàn, mạnh mẽ như vị caramel, vị khói thì thường dùng với những món ăn nhiều đạm như hải sản, thịt nướng. Bia thủ công chất Đức thì nên dùng với những món ăn truyền thống của Đức như xúc xích hun khói, phô mai…
Tự làm bia thủ công tại nhà
Không chỉ tạo nên cơn sốt thưởng thức, bia thủ công còn tạo nên cơn sốt làm bia “hand-made” tại nhà. Rất nhiều người đã mua dụng cụ, nguyên liệu làm bia thủ công tại nhà để thưởng thức. Dưới đây là một số lưu ý về việc tự làm bia.
Nguyên liệu, dụng cụ làm bia thủ công
Để có thể tự nấu, ủ bia thủ công, bạn cần có đầy đủ dụng cụ:
- Thùng lên men: Thùng này thường có dung tích 10 lít – 30 lít, tuỳ vào quy mô bạn sản xuất.
- Muôi khuấy
- Nhiệt kế hoá chất
- Nhiệt kế điện tử
- Tỉ trọng kế
- Nồi nấu bia
- Chai/lọ thuỷ tinh kín để đựng, bảo quản bia sau khi nấu
Thông thường các cửa hàng bán đồ nấu bia sẽ có đầy đủ bộ dụng cụ với chất lượng, kích cỡ khác nhau tuỳ vào nhu cầu của người sử dụng. Mức giá trung bình để sở hữu bộ dụng cụ nói trên vào khoảng 2 triệu đồng.
Nguyên liệu nấu bia bao gồm:
- Lúa mạch: Tỉ lệ lúa mạch càng cao độ cồn của bia càng lớn.
- Hoa bia: Đây là thành phần giúp bia có vị đắng đặc trưng
- Men: Chuyển hoá đường thành cồn và CO2, tạo cảm giác sảng khoái.
- Nước: Sử dụng nước tinh khiết, không tạp chất để nấu bia.
Khách hàng nên lựa chọn những đơn vị bán nguyên liệu uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tạo nên những mẻ bia thủ công “hand-made” thơm ngon, an toàn.
Quy trình làm bia thủ công
Bước 1: Xay lúa mạch. Lưu ý, không nên xay nhuyễn quá. Các bạn có thể mua sẵn lúa mạch đã xay ở các cơ sở bán nguyên liệu để đảm bảo lúa mạch được xay đúng cách.
Bước 2: Nấu lúa mạch đã xay cùng nước. Lưu ý nên nấu ở nhiệt độ thích hợp với thời gian vừa phải. Nhiệt độ và lượng nước ở công đoạn này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc, chất lượng và hương vị bia
Bước 3: Đun hỗn hợp cùng hoa bia. Lưu ý nên cho đúng liều lượng. Nếu cho quá nhiều hoa bia, bia sẽ bị đắng. Nếu cho quá ít bia sẽ không lên vị.
Bước 4: Làm lạnh và lên men. Sau khi nấu, chúng ta cần để hỗn hợp nước mạch nha và hoa bia nguội. Sau đó cho thêm men và ủ trong vài ngày đến vài tuần. Mỗi loại bia sẽ có công thức, thời gian ủ khác nhau.
Bước 5: Chiết rót, bảo quản: Sau khi bia đạt độ “chín”, các bạn chiết rót ra chai thuỷ tinh kín và bảo quản lạnh. Lưu ý, bia thủ công chỉ nên dùng trong 3 – 7 ngày.
Khi tự sản xuất được bia thủ công tại nhà, chắc chắn các bạn sẽ hiểu rõ hơn được bia thủ công là gì và sẽ có đam mê, yêu thích với thức uống này.
Barett – bia thủ công được yêu thích tại Việt Nam
Barett là một trong những loại bia thủ công nổi tiếng và được nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Sở dĩ vậy vì Barett hoàn toàn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu cao cấp với quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm êm, nhẹ nhất với những lon bia thủ công thơm ngon hảo hạng.
Bia thủ công Barett có nhiều vị hấp dẫn phù hợp với nhiều cá tính, khẩu vị khác nhau như:
- Lemon Grass Weizen: Vị chanh sả dịu nhẹ, phù hợp với những người thích sự nhẹ nhàng, thơm mát.
- California IPA: Hương vị mạnh mẽ, bùng nổ, phù hợp với những người yêu thích sự khám phá, cá tính.
- Pale Ale: Vị phức hợp, đậm đà. Phù hợp với những người gu mạnh.
Ngoài việc phân phối và bán trực tiếp tại các nhà hàng thì Barett cũng có dòng sản phẩm đóng lon, phù hợp với để tặng, biếu hoặc để dùng tại nhà. Vì vậy nếu bạn yêu thích dòng bia thủ công, hãy trải nghiệm, dùng thử bia Barett.