Quy trình sản xuất bia thủ công và bí quyết tạo nên hương vị đặc trưng 

Mỗi loại bia thủ công, nhà sản xuất khác nhau sẽ có quy trình nấu ủ, công thức riêng biệt sao cho phù hợp các tiêu chí của nhà sản xuất. Cùng tìm hiểu quy trình sản xuất bia thủ công để biết được bí quyết tạo nên hương vị đặc trưng của loại bia này.  

  1. Cấu tạo bia thủ công tại Việt Nam? 

Bia thủ công là gì và quy trình sản xuất bia thủ công khác gì so với quy trình sản xuất các loại bia khác là thắc mắc của khá nhiều người. Khác với các loại bia công nghiệp khác, bia thủ công được sản xuất thông qua phương pháp truyền thống.  

Thay vì sử dụng các máy móc hiện đại sản xuất công nghiệp thì bia thủ công thường được làm dựa trên các dụng cụ, quy trình truyền thống.  

Ngay từ đầu tuyển chọn nguyên liệu, những người thợ nấu bia cũng đã lựa chọn nguyên liệu tốt nhất, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của loại bia này.  

Việc sản xuất bia thủ công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ dụng cụ, nguyên liệu. Đến quy trình cũng rất khắt khe, yêu cầu những người nấu bia phải canh nhiệt độ, thời gian ủ, lên men. Bia thủ công do không có chất bảo quản nên sẽ thường được sản xuất, nấu và lên men với số lượng vừa và nhỏ. Do nấu số lượng ít nên các nhà sản xuất sẽ kiểm soát chất lượng tốt hơn trong quá trình nấu bia. 

quy trinh san xuat bia thu cong 01

  1. Quy trình sản xuất bia thủ công 

Mỗi một loại bia, mỗi địa phương hay nhà sản xuất hay thậm chí mỗi cá nhân đều có cách sản xuất bia thủ công khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm hoặc sở thích của mỗi người. Có nhiều phương pháp nấu khác nhau: 

Phương pháp lên men đơn giai đoạn thường được sử dụng cho các loại bia nhẹ như lager. Theo công thức, người nấu bia sẽ cho men bia kết hợp với nước lạnh để tạo ra hỗn hợp và được lên men ở nhiệt độ thấp trong khoảng 1 tuần.  

Phương pháp lên men hai giai đoạn thường được sử dụng cho các loại bia đậm vị. Sau khi kết thúc đơn giai đoạn, nhà sản xuất bia sẽ cho thêm một lượng men bổ sung. Quá trình lên men lần hai bắt đầu và kéo dài khoảng 2 tuần.  

Ngoài 2 phương pháp phổ biến nói trên, trên thị trường còn có nhiều phương pháp nấu bia khác như nấu bia cùng lúc (trong một bước), lên men liên tục hay lên men tách lớp… 

quy trinh san xuat bia thu cong 02

Tuy có nhiều phương pháp nhưng tựu chung lại, quy trình sản xuất bia thủ công vẫn phải tuân thủ đủ các bước sau: 

 

Chuẩn bị nguyên liệu 

Việc tuyển chọn nguyên liệu chất lượng, tươi, mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là yếu tố quyết định chất lượng thành phẩm. Nguyên liệu để sản xuất bia thủ công gồm những thành phần sau: 

Lúa mạch: Đây thành phần quan trọng nhất để tạo ra bia. Lúa mạch sau khi được tuyển chọn sẽ được các nhà sản xuất xử lý và sơ chế nấu bia.  

Hoa bia là thành phần chính tạo hương vị và mùi thơm đặc trưng của bia. Hoa bia giúp giảm độ đắng và cân bằng lại vị bia. Có hơn 120 loại hoa bia, tuỳ vào khẩu vị, định hướng, các nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại hoa phù hợp. 

Men bia giúp bia tạo ra cồn, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển.  

Nước là thành phần không thể thiếu. Tỉ lệ nước pha cùng các nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến hương vị, màu sắc và độ nhẹ của bia. Nước cần tinh khiết, không có tạp chất nhằm giữ nguyên hương vị bia. 

Sơ chế nguyên liệu 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, các nhà sản xuất cần sơ chế. Đối với lúa mạch, trước khi vào quy trình, lúa mạch sẽ được ngâm trong nước để nở và sau đó được ủ ấm để mọc mầm.  

Sau khi mầm mọc, các hạt lúa mạch sẽ được sấy khô, nghiền thành bột để tạo thành hỗn hợp. Sau khi nghiền đủ tiêu chuẩn, bột sẽ được pha với nước ở nhiệt độ thích hợp và để lên men.  

Đối với hoa bia, hoa bia sẽ được sấy khô, nghiền nhỏ. 

Nấu bia 

Hỗn hợp nói trên sau khi lên men được đun sôi trong khoảng 1 – 2 giờ nhằm tách đường. Sau khi nấu, hoa bia sẽ được thêm vào hỗn hợp đã nấu để tạo vị đắng và hương thơm của bia.  

Quá trình này kéo dài từ 1 – 4 tiếng tuỳ vào loại bia cũng như tiêu chuẩn khác nhau của nhà sản xuất. 

 

Ủ bia, thêm men 

Sau khi hoàn thành quy trình nấu bia, nhà sản xuất sẽ ủ bia và thêm men bia. Men bia (dạng khô hoặc dạng lỏng) sẽ được cho vào để kích hoạt quá trình lên men. Thời gian ủ bia phụ thuộc vào loại bia và phương pháp sản xuất, thông thường bia sẽ được ủ từ vài ngày đến vài tuần. 

Sau khi ủ, hỗn hợp trên sẽ được sục khí. Thời gian sục khí vào khoảng 1 – 2 ngày.  

Đối với nhiều loại bia, nhà sản xuất sẽ lên men lần thứ hai để hương vị bia đậm đà, đặc trưng hơn. Thời gian và điều kiện lên men lần hai có thể khác nhau tùy vào từng loại bia và từng nhà sản xuất. 

Lọc bia và đóng chai 

Sau khi hỗn hợp bia đã được ủ và lên men thành công, các hệ thống lọc sẽ giúp loại bỏ các hạt rắn, tạp chất có trong hỗn hợp. Hệ thống lọc của các đơn vị nấu bia thủ công có thể bao gồm các bộ lọc khác nhau như lọc sợi, lọc đĩa…  

Bảo quản 

Bia thủ công không có chất bảo quản nên yêu cầu các loại chai/lon bảo quản phải kín, đảm bảo tiêu chuẩn. Bia thủ công sau khi nấu sẽ không sử dụng ngay mà sẽ được bảo quản, lưu trữ trong môi trường nhiệt độ thấp. 

Điều kiện bảo quản của bia luôn phải tuân thủ đúng quy định của nhà sản xuất. Bia được sử dụng trong thời gian ngắn và không có hạn sử dụng dài như các loại bia công nghiệp đóng chai khác.  

  1. Một số thương hiệu bia thủ công nổi tiếng tại Việt Nam 

quy trinh san xuat bia thu cong 03

Barett Craft Beer là là một trong những thương hiệu bia thủ công đầu tiên có mặt tại Việt Nam và nhận được sự yêu thích của khách hàng xuyên suốt các năm qua. Bia được làm từ những nguyên liệu chọn lọc kỹ càng, cùng 100% malt đặc biệt Weyermann nhập khẩu từ Đức.   

Ngoài ra, Barett còn là bia tươi không thanh trùng, giữ nguyên men bia sống. Ngoài mang đến dòng bia thủ công truyền thống đặc trưng, Barett Craft Beer còn sở hữu các dòng bia mới lạ giúp cho thực khách đa dạng hóa trải nghiệm. 

Cùng TAB 100 để khám phá quy trình sản xuất bia thủ công cũng như những bí quyết để tạo nên sự khác biệt của dòng bia này nhé!

Share:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *